PHP (viết tắt hồi quy "PHP: Hypertext Preprocessor") là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới. Đoạn mã sau minh họa giúp cách viết PHP lồng vào các trang HTML dễ dàng như thế nào: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 9. 10. Thẻ < ? php và thẻ ? > sẽ đánh đấu sự bắt đầu và sự kết thúc của phần mã PHP qua đó máy chủ biết để xử lý và dịch mã cho đúng. Đây là một điểm khá tiện lợi của PHP giúp cho việc viết mã PHP trở nên khá trực quan và dễ dàng trong việc xây dựng phần giao diện ứng dụng HTTP. Ngôn ngữ, các thư viện, tài liệu gốc của PHP được xây dựng bởi cộng đồng và có sự đóng góp rất lớn của Zend Inc., công ty do các nhà phát triển cốt lõi của PHP lập nên nhằm tạo ra một môi trường chuyên nghiệp để đưa PHP phát triển ở quy mô doanh nghiệp.
Css la Khi thế giới web mới ra đời người ta thường dùng các thẻ HTML để dàn trang. Việc dàn trang đó bao gồm chia trang web thành các bảng, ô, để add text, add ảnh, kiểu chữ, màu sắc... Khi mà công nghệ web ngày càng phát triển người ta nhận thấy việc dàn trang bằng các bảng ngày càng trở nên bất tiện. Khối lượng mã HTML lớn cùng việc khó khăn trong kiểm soát các vùng nội dung trên trang web (theo tôi biết) là những lý do khiến HTML ngày càng thất thế. Nếu bạn vào các website chuyên nghiệp của nước ngoài bạn sẽ việc dàn trang của họ hoàn toàn bằng các thẻ DIV của CSS mà không dùng các thẻ HTML, nếu có thì cũng rất ít. Công nghệ CSS được đề cập đầu tiên bởi W3C vào năm 1996. Theo định nghĩa của W3C (Wide Web Consortium) CSS (từ viết tắt của Cascading Style Sheet tạm dịch là bảng kiểu xếp chồng) là một ngôn ngữ giúp người thiết kế web có thể add kiểu vào tài liệu web (như kiểu font chữ, màu sắc, khoảng cách vv..). Bạn có thể tạo ra kiểu một lần nhưng có thể dùng lại nhiều lần trong các tài liệu web tiếp theo. Ví dụ như nếu bạn muốn hiển thị một bức ảnh trong web với màu khung màu xanh, đường viền bức ảnh là đường kẻ liền thì bạn có thể định nghĩa khung đó thành một kiểu, giả dụ đặt tên là "frame" đi. Và sau đó khi bạn muốn các khung ảnh khác cũng có kiểu dáng như vậy thì bạn chỉ việc gọi kiểu mà bạn đã định nghĩa để sử dụng lại lần nữa. Cụ thể ở đây là gọi kiểu "frame". Việc dàn trang bằng các thẻ DIV trên web là việc bạn phân vùng các khu vực trên trang web và gọi các kiểu xác định mà bạn đã định nghĩa trước. Thay vì việc dùng các bảng HTML bạn có thể dùng các thẻ DIV linh hoạt để phân hoạch các vùng khác nhau trên trang. Một thẻ cũng giống như một phần của miếng ghép để tạo nên trang web hoàn thiện. Ưu điểm của các thẻ DIV là rất linh hoạt, các lớp có thể chồng lên nhau một phần hoặt nhiều phần. Đây là một điểm thú vị mà việc dàn trang bằng HTML không có được. Nhưng nhược điểm của CSS là việc kiểm soát chúng trên các trình duyệt web khác nhau khá khó khăn vì chính tính linh hoạt trên. Các trình duyệt hỗ trợ CSS đôi khi là khác nhau vì vậy nếu dàn trang không tốt thì việc hiển thị cực tệ. Nhưng bạn đừng lo, có khó khăn thì sẽ có người giải quyết khó khăn. Hiện nay tôi biết có một thứ gọi là hack CSS tức là giúp viết CSS hiển thị tốt trên các trình duyệt khác nhau. CSS không phải là một ngôn ngữ lập trình tới thời điểm này (theo tôi được biết).